Học Tester có khó không? Học tester bắt đầu từ đâu?
11/04/2025
Học tester bắt đầu từ đâu, có khó không,… là những câu hỏi thường gặp ở những bạn mới bắt đầu. Hãy cùng VietIS Education tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau!
1. Tester là gì? Vai trò của Tester trong dự án phần mềm
1.1. Tester là gì?
Tester hay còn được biết đến với vai trò Chuyên gia kiểm thử phần mềm, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng phần mềm bằng cách xác định lỗi (bug) và xác nhận phần mềm hoạt động đúng như yêu cầu của khách hàng.
Tester thực hiện các bước kiểm thử phần mềm như: tạo kịch bản, chuẩn bị dữ liệu, tiến hành kiểm thử, báo cáo kết quả và báo cáo lỗi. Thông qua quá trình này, tester đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định và đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng cũng như dự án.
1.2. Vai trò của Tester trong dự án
Trước tiên, để biết học tester bắt đầu từ đâu, bạn cần nắm rõ vai trò của tester trong dự án. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện các bài kiểm tra khác nhau trên hệ thống phần mềm để đảm bảo chúng hoạt động theo các quy chuẩn định hướng trước đó. Vai trò chính của Tester là kiểm tra cẩn thận hệ thống phần mềm của công ty và chạy nó qua nhiều kịch bản khác nhau để xác định các vấn đề hoặc lỗi tiềm ẩn. Công việc này đòi hỏi sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết để phát hiện những lỗi có thể đã bị bỏ sót trong các giai đoạn phát triển ban đầu. Dưới đây là vai trò của Tester trong dự án phần mềm:
Xác định và báo cáo lỗi
Tester sẽ thực hiện nhiều bài kiểm tra, mô phỏng các kịch bản sử dụng của người dùng và ghi lại hiệu suất của phần mềm. Bất kỳ sự sai lệch hoặc vấn đề nào đều được ghi chép cẩn thận và chuyển đến đội ngũ phát triển (Developers) để giải quyết.
Phát triển và thực hiện các trường hợp kiểm thử (test case)
Mỗi tính năng mới hoặc bản cập nhật phần mềm đều yêu cầu một bộ test case mới. Tester tạo ra các test case này để bao quát toàn diện các khía cạnh của sự thay đổi. Chuyên viên kiểm thử cần đảm bảo rằng mỗi trường hợp kiểm thử đủ mạnh để phát hiện ra vấn đề, qua đó giảm thiểu tối đa khả năng lỗi bị bỏ sót.
Hợp tác với đội ngũ phát triển
Tester không làm việc độc lập mà thường kết hợp chặt chẽ với đội ngũ phát triển, truyền đạt hiệu quả các vấn đề được phát hiện và hỗ trợ họ trong việc xử lý và khắc phục.
1.3. Mức lương của Tester là bao nhiêu?
Mức lương của Tester tại Việt Nam trung bình từ 9 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, ngoại ngữ của nhân sự (Theo khảo sát của ITviec). Mức lương thường được phân chia như sau:
Trong suốt lộ trình Tester roadmap, mức lương của Tester sẽ được phân chia dựa trên cấp bậc và kinh nghiệm của họ:
2. Học Tester bắt đầu từ đâu? Lộ trình chi tiết dành cho người mới bắt đầu
2.1. Bước 1: Nắm vững kiến thức cơ bản về kiểm thử
Việc nắm vững các khái niệm cơ bản về kiểm thử là nền tảng quan trọng giúp bạn hiểu được bản chất công việc của một Tester, từ đó phát triển các kỹ năng cần thiết để kiểm thử phần mềm một cách hiệu quả.
Một số kiến thức cơ bản để giúp bạn tìm hiểu xem học tester bắt đầu từ đâu:
Tìm hiểu các khái niệm cơ bản như Bug, Defect, Test Case, Test Plan, Test Scenario để thích nghi với môi trường dự án phần mềm, phải làm việc với các thuật ngữ công nghệ.
Phân loại Testing và tìm hiểu về các loại kiểm thử phổ biến (Functional Testing, Performance Testing, Regression Testing, Security Testing), từ đó chọn cho mình hướng đi phù hợp. Nhưng với kinh nghiệm của nhiều chuyên gia hàng đầu tại VietIS Education, bạn nên bắt đầu với Manual Testing để xây dựng nền tảng vững chắc.
Tìm hiểu một số quy trình kiểm thử phần mềm, bao gồm: Waterfall, Agile, Scrum để chuẩn bị đủ thông tin cho công việc chính thức sau này.
2.2. Bước 2: Thành thạo kỹ năng nền tảng
Để trở thành một Tester chuyên nghiệp, việc thành thạo các kỹ năng nền tảng không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả mà còn hỗ trợ bạn xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình kiểm thử. Dưới đây là những kỹ năng nền tảng quan trọng mà bạn cần tập trung phát triển:
Tư duy logic: Đây là kỹ năng cốt lõi, đóng vai trò quan trọng giúp Tester hiểu rõ yêu cầu phần mềm từ tài liệu hoặc khách hàng, từ đó xác định phạm vi kiểm thử. Tư duy logic giúp Tester dự đoán các lỗi có thể xảy ra và đặt các câu hỏi như: “Tính năng này có hoạt động đúng theo kịch bản người dùng không?”
Kỹ năng phân tích: Kỹ thuật phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root Cause Analysis) giúp Tester tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của bug thay vì chỉ tập trung vào hiện tượng.
Kỹ năng giao tiếp: Tester cần biết cách báo cáo lỗi một cách rõ ràng, cụ thể, kèm theo hình ảnh minh họa (evidence) để đội ngũ phát triển dễ dàng nắm bắt vấn đề. Ngoài ra, việc viết các tài liệu như test case, test plan, hay test report đòi hỏi sự mạch lạc và chuyên nghiệp. Trong môi trường làm việc nhóm, kỹ năng trao đổi và lắng nghe là không thể thiếu, đặc biệt với mô hình làm việc hiện đại như Agile hoặc Scrum.
Kỹ năng quản lý thời gian: Trong những dự án yêu cầu kiểm thử nhiều tính năng trong thời gian ngắn, việc quản lý tốt thời gian (có thể sử dụng công cụ) sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ và hoàn thành đúng hạn.
2.3. Bước 3: Làm quen với các công cụ Testing
Đây là một bước quan trọng trong hành trình trở thành một Tester chuyên nghiệp. Những công cụ này giúp bạn tối ưu hóa công việc kiểm thử, cải thiện hiệu suất và đảm bảo chất lượng phần mềm.
Chọn công cụ phù hợp với mục tiêu
– Với Manual Testing: Một số công cụ phổ biến như JIRA và Trello giúp bạn theo dõi và quản lý các lỗi (bug) một cách hệ thống, tạo điều kiện cho việc giao tiếp hiệu quả với đội phát triển. Ngoài ra, TestRail là một công cụ mạnh mẽ dùng để quản lý test case, giúp bạn lập kế hoạch kiểm thử và lưu trữ toàn bộ dữ liệu kiểm thử một cách khoa học. Các công cụ này đều có giao diện trực quan, phù hợp cho cả người mới bắt đầu.
– Với Automation Testing: Selenium là công cụ phổ biến nhất để kiểm thử các ứng dụng web, cung cấp khả năng tự động hóa các thao tác trên trình duyệt. Nếu bạn muốn một giải pháp toàn diện hơn, Katalon Studio là lựa chọn đáng cân nhắc với giao diện thân thiện và tính năng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Postman là một công cụ kiểm thử API cực kỳ hữu ích, cho phép bạn thực hiện các yêu cầu (request) và kiểm tra phản hồi (response) của API một cách dễ dàng.
Thực hành với công cụ Testing
Sau khi tìm hiểu về các công cụ, bạn nên thực hành trực tiếp để hiểu rõ cách chúng hoạt động. Ví dụ, bạn có thể tạo một tài khoản trên JIRA và thử nghiệm cách tạo và quản lý lỗi. Tương tự, bạn có thể sử dụng Selenium để tự động hóa một số thao tác cơ bản trên trình duyệt, như điền vào biểu mẫu hoặc đăng nhập vào một trang web. Thực hành trên các dự án giả lập hoặc bài tập mẫu sẽ giúp bạn nắm vững cách sử dụng các công cụ này.
Tự học công cụ mới
Các công cụ luôn thay đổi và cập nhật liên tục. Bạn có thể tự học các tool mới thông qua tài liệu hoặc các khóa học trực tuyến. Ngoài ra, tham gia vào các cộng đồng Tester trên mạng xã hội hoặc diễn đàn chuyên ngành cũng là cách tốt để học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
2.4. Bước 4: Học một số ngôn ngữ lập trình phục vụ cho hoạt động Test
Tuy không phải yêu cầu bắt buộc với mọi Tester, song kiến thức lập trình là kiến thức cần thiết để giúp bạn mở rộng khả năng phân tích, xử lý dữ liệu và làm việc với các hệ thống phức tạp. Dưới đây là một số gợi ý từ VietIS Education:
Java: Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) được thiết kế để “viết một lần, chạy mọi nơi” (Write Once, Run Anywhere). Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển ứng dụng Android. Java nổi bật với sự ổn định, hiệu suất cao, và khả năng mở rộng.
Python: Python là một ngôn ngữ lập trình đa năng, dễ học và dễ sử dụng, phù hợp với nhiều mục đích khác nhau. Ngôn ngữ này có cú pháp đơn giản, giúp lập trình viên tập trung vào giải quyết vấn đề hơn là các chi tiết kỹ thuật. Python được sử dụng phổ biến để phát triển trò chơi, trang web, và ứng dụng di động nhờ vào các framework mạnh mẽ
C++: C++ là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tài nguyên bộ nhớ một cách hiệu quả. Đây là ngôn ngữ lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu tốc độ xử lý cao, chẳng hạn như phần mềm hệ thống, trò chơi điện tử, và ứng dụng đồ họa. C++ thường được sử dụng để phát triển phần mềm trên nền tảng Windows, nhưng nhờ khả năng đa nền tảng, nó cũng có thể được biên dịch trên các hệ điều hành Linux và MacOS.
2.5. Bước 5: Thực hành và tham gia dự án thực tế
Học lý thuyết quan trọng, nhưng thực hành tại dự án thực tế còn quan trọng hơn rất nhiều. Bởi đây là bước nhảy quan trọng giúp bạn chuyển từ lý thuyết sang áp dụng thực tiễn, xây dựng kinh nghiệm và nâng cao khả năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.
Thực hành với bài tập mẫu hoặc dự án giả lập. Bạn có thể tập test ứng dụng web, kiểm thử API, hoặc tự tạo và chạy test case
Thực tập tại công ty phần mềm thông qua mentor, liên kết với khóa học hoặc tìm job và ứng tuyển như các công việc thông thường
3. Học tester ở đâu?
Học tester ở đâu, học tester bắt đầu từ đâu, học như thế nào,… luôn luôn là câu hỏi mà nhiều bạn mới vào ngành trăn trở. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều khóa học CNTT, các lớp học đào tạo Tester, tuy nhiên việc lựa chọn một đơn vị uy tín, với chương trình đào tạo chất lượng cao, bám sát với công việc tại doanh nghiệp thực chiến và bảo đảm được đầu ra công việc không phải điều dễ dàng.
VietIS Education nằm trong hệ sinh thái của VietIS – DN với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực triển khai dự án phần mềm cho khách hàng Nhật Bản cam kết đào tạo Tester cho người mới bắt đầu. Sau khóa học, học viên được đảm bảo công việc thực tập trong vòng 2-3 tháng. VietIS Education cũng hỗ trợ học viên giới thiệu việc làm và có cơ hội trở thành nhân sự chính thức của doanh nghiệp nếu đạt các tiêu chuẩn đầu ra.
Kết luận
Trở thành một Tester chuyên nghiệp đòi hỏi sự kiên trì và học hỏi liên tục. Bắt đầu từ việc nắm vững kiến thức cơ bản, phát triển kỹ năng nền tảng, làm quen công cụ, học lập trình và tham gia dự án thực tế, bạn sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc cho sự nghiệp. Nếu quan tâm về khóa học Tester vui lòng liên hệ với VietIS Education – Học thực tiễn, Làm thực chiến qua website hoặc hotline 0963505030 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.