Góc công nghệ

banner-page-blog
Tất cả (4)

Cách đánh giá nhân viên của người Nhật cực hay mà doanh nghiệp nào cũng nên học hỏi

Lòng trung thành, sự kỉ luật và chăm chỉ luôn là những điều mà cả thế giới phải nể phục khi nhắc đến người lao động Nhật Bản. Họ thường dựa trên những tiêu chí nhất định để đánh giá nhân sự, như thái độ, trình độ và mức độ trung thành, sự tận tâm. Trong bài viết này, hãy cùng VietIS Education tìm hiểu và học tập cách đánh giá nhân viên của người Nhật để biết họ đã xây dựng đội ngũ chất lượng cao như thế nào nhé!  

Các yếu tố quan trọng trong cách đánh giá nhân viên của người Nhật

Lòng trung thành  

Lòng trung thành của nhân viên người Nhật là một yếu tố quan trọng được quản lý đánh giá cao. Họ tin rằng sự cam kết, niềm tin vào công ty và đồng nghiệp tạo nên văn hóa doanh nghiệp vững chắc.  

Với lòng tự trọng cao, người Nhật luôn khao khát được làm việc liên tục đến cuối đời. Vì vậy người Nhật cũng có xu hướng gắn bó lâu dài, ổn định với doanh nghiệp mà họ đã lựa chọn.  

Đặc biệt là những nhân viên có thâm niên cùng với kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn cao, tay nghề giỏi thường lựa chọn ở lại doanh nghiệp để tiếp tục cống hiến. Đương nhiên, doanh nghiệp cũng không ngần ngại đánh giá cao năng lực của họ với mức lương hậu hĩnh.  

Thái độ làm việc chăm chỉ 

Sự nghiêm túc, chăm chỉ trong công việc là phẩm chất chung của người lao động Nhật Bản. Họ khao khát được làm việc, thậm chí ngay cả khi ở độ tuổi 70-80, họ vẫn tiếp tục muốn cống hiến bằng các công việc chân tay bán thời gian.  

Thái độ làm việc nghiêm túc như trên đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cách đánh giá nhân viên của người Nhật Bản. Đi sớm về muộn, “Hết việc chứ không hết giờ” Overtime (Làm quá giờ – OT) thường xuyên vốn không còn xa lạ với dân văn phòng. Không chỉ bởi họ chăm chỉ, mà vì họ nhận thấy đây là cách tốt nhất để mang lại giá trị cho công ty và nhanh chóng được thăng chức.  

Giữ đúng cam kết 

Với người Nhật Bản, giữ chữ tín không chỉ đơn thuần là tiêu chí đánh giá công việc mà còn là nền tảng đạo đức. Người Nhật tôn trọng lời hứa và luôn cố gắng hoàn thành đúng với những gì mà mình cam kết. Minh chứng rõ ràng nhất cho việc này là người Nhật luôn đúng giờ trong mọi cuộc hẹn, bởi họ hiểu nếu đến muộn dù chỉ một phút, họ cũng có thể bỏ lỡ cơ hội và mất đi uy tín.  

Người Nhật coi sự tận tâm và làm đúng cam kết như yếu tố tất yếu cần phải có trong công việc. Ngay cả khi được giao một dự án gấp, nhân viên Nhật sẵn sàng làm thêm giờ để đảm bảo lời hứa. Tinh thần trách nhiệm, chủ động đóng vai trò quan trọng để một nhân sự được đánh giá cao.  

6 kinh nghiệm nhà quản lý có thể rút ra từ cách đánh giá nhân viên của người Nhật 

Quan tâm đến phúc lợi nhân sự 

Sự thành công của văn hóa làm việc nghiêm túc tại Nhật Bản nằm ở những chế độ phúc lợi họ đảm bảo cho người lao động: Lương, thưởng hấp dẫn; Môi trường trân trọng người tài; Lãnh đạo lắng nghe nhân sự…  

Một ví dụ điển hình ở công ty Isuzu, tại đây các công nhân viên được bầu cử trực tiếp người đại diện của họ vào hội đồng lao động. Đây là một trong những cách những nhà lãnh đạo Nhật thường sử dụng để thể hiện tinh thần lắng nghe, dân chủ và tạo điều kiện cho nhân sự chia sẻ bày tỏ quan điểm của mình.  

Phát triển giao tiếp trong đội nhóm và tương tác giữa các phòng ban  

Mặc dù người Nhật ưu tiên làm việc độc lập, nhưng không vì thế mà họ bỏ qua việc phát triển giao tiếp hiệu quả trong nội bộ. Họ tập trung vào việc phát triển những kĩ năng như giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, chuyên nghiệp trong cách gửi email hay phản hồi đúng giờ,… Đó đều là những nền tảng vững chắc để tạo nên hiệu quả tương tác giữa đội nhóm, phòng ban.  

Đặc biệt, người Nhật thường xuyên nói giảm, nói tránh, họ rất thích nói lời khen ngợi. Bởi họ tin rằng việc khen ngợi người khác sẽ giúp hạn chế tối đa những xung đột không đáng có và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Quản lý cũng có thể áp dụng cách thức này để góp ý và phản hồi trên tinh thần xây dựng 

Trọng dụng người tài – Điểm nổi bật trong cách đánh giá nhân viên của người Nhật 

Nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong suốt nhiều thập kỉ qua không chỉ bởi vì họ sở hữu nguồn lực lao động dồi dào, chất lượng cao và trung thành, mà còn bởi doanh nghiệp Nhật rất biết cách thu hút và trọng dụng nhân tài.  

Đặc biệt với những nhân viên có thâm niên, chuyên môn cao, tay nghề tốt thường sẽ giữ các vị trí quản lý, thợ cả hoặc cố vấn để chỉ dạy cho các thế hệ tiếp theo. Doanh nghiệp Nhật luôn có những chính sách đãi ngộ riêng về lương, bảo hiểm, nhà ở và phúc lợi cho những nhân sự đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, giúp họ yên tâm làm việc mà không phải lo lắng cơm, áo, gạo, tiền.  

Chú trọng công tác đào tạo  

Để giữ chân người tài, các công ty Nhật Bản đề cao vai trò của hoạt động đào tạo trong văn hóa doanh nghiệp. Họ tích cực tạo điều kiện cho nhân sự đi ra nước ngoài làm việc, học tập, tổ các buổi tập huấn nâng cao tay nghề như một phần trong chiến lược phát triển nhân viên. Chính sự quan tâm về cả đời sống và kiến thức, chuyên môn đã giúp người lao động cảm nhận được ý nghĩa của công việc, từ đó không ngừng cống hiến cho tổ chức.  

Trao quyền cho nhân sự – Một yếu tố quan trọng trong cách đánh giá nhân viên của người Nhật 

Doanh nghiệp Nhật Bản khuyến khích việc trao quyền cho nhân sự, trong đó nhân viên sẽ chịu trách nhiệm chính cho công việc của mình, tự chủ trong việc đưa ra quyết định dưới sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo.  

Đặc biệt, sự cẩn thận của người Nhật được thể hiện rõ nhất khi trao quyền/giao việc cho nhân viên. Họ truyền đạt rất chi tiết, cụ thể chứ không giao việc qua loa. Khi nhân viên làm sai, sếp Nhật thường trao đổi lại nhiều lần để đảm bảo nhân sự không mắc phải sai lầm. 

Quản lý cảm xúc tốt và quan tâm nhân viên 

Các nhà quản lý người Nhật cũng thấm nhuần nghệ thuật lấy lòng người. Người Nhật đi bất cứ đâu đều mua quà cho nhân viên, dù món quà nhỏ nhưng thường được gói ghém chỉn chu. Các nhà quản lý người Nhật luôn được nhắc nhở về việc yêu thương nhân sự, họ coi trọng sự đoàn kết và tuyệt đối không mắng mỏ nặng lời. Muốn góp ý cho nhân viên, bao giờ họ cũng khen ngợi trước, cảm ơn vì đã nỗ lực làm việc hết mình đồng thời kèm thêm: “Nhưng nếu bạn làm như thế này thì sẽ tốt hơn!”.  

Lãnh đạo Nhật Bản không ngần ngại nói cảm ơn hay xin lỗi, thậm chí để bày tỏ tình cảm, họ cúi người, bắt tay và cảm ơn vì sự nỗ lực hết mình của nhân sự.  

Kết 

Một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên và phải chịu nhiều tổn thương trong chiến tranh, Nhật Bản đã có những bước tiến thần kì trong hành trình phát triển kinh tế. Họ tập trung vào phát triển con người, trong đó cách thức quản lý nhân sự là một điều đáng để doanh nghiệp Việt Nam học hỏi.  

Chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn thi đạt chứng chỉ ISTQB Foundation
Chứng chỉ ISTQB Foundation là chứng chỉ rất quen thuộc đối với tất cả các QA/Tester. Đừng để vì bất cứ lí do nào khiến bạn thấy khó và bạn cũng có thể tự học và thi đỗ chứng chỉ đơn giản hơn sau khi đọc bài viết này:
1. Khái niệm
ISTQB Foundation Level (CTFL): Đây là mức cơ bản và là chứng chỉ bắt buộc các Tester/QA phải vượt qua nếu muốn chinh phục các level cao hơn
2. Mục đích
Đảm bảo QA/Tester phải có kiến thức sâu rộng về các thực tiễn tốt nhất cơ bản, nắm rõ các khái niệm chính trong kiểm thử phần mềm để phục vụ cho sự phát triển chuyên nghiệp trong nghề kiểm thử sau này. Và mục đích tương gần nhất là bạn có thể được tăng lương. Sau khi đã biết về khái niệm và mục đích của việc học và đạt chứng chỉ ISTQB rồi, mình xin chia sẻ những kiến thức tổng hợp.
3. Tài liệu
Truy cập vào link 
https://www.istqb.org/certifications/certified-tester-foundation-level để down load giáo trình ISTQB và lời khuyên nên sử dụng chính một giáo trình tránh phân tâm. Bước #1: Hiểu rõ cấu trúc đề thi, thời gian, số điểm đỗ Chi tiết về kỳ thi cấp độ ISTQB Foundation:
  • Có 2 hình thức thi: online và offline
  • Hình thức: Trắc nghiệm 40 câu
  • Ngôn ngữ: đề thi hoàn toàn bằng Tiếng Anh
  • Điểm trúng tuyển: 26/40 (65% trở lên)
  • Thời gian thi: 60 phút nếu làm bài thi online, 90 phút nếu làm bài thi offline
Chi tiết phân bố câu hỏi trong đề thi: Các câu hỏi thi được phân bổ trên các cấp độ K1, K2, K3, K4
  • K1: Remember (Nhớ)
  • K2: Understand (Hiểu)
  • K3: Apply (Áp dụng)
  • K4: Analyze (Phân tích)
        • Cấp độ đơn giản chỉ cần nhớ, học thuộc là được sau đó sẽ tăng dần độ khó và cần tư duy, phân tích Các câu hỏi thi được phân bổ trong từng chương của
    ISTQB Foundation Level Syllabus
Bước #2: Đọc kĩ và tổng hợp kiến thức giáo trình chính và syllabus trước khi luyện đề Vì đề thi toàn bằng tiếng anh, nên khi tổng hợp kiến thức bạn nên ghi chú những từ tiếng anh gắn liền Bước #3: Tham khảo GLOSSARY (từ điển thuật ngữ) Khi bạn đọc giáo trình chính hay sách Syllabus, bạn sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ, định nghĩa khó hiểu, thì hãy tham khảo sách Glossary nhé. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu chính xác tài liệu mà còn giúp ăn điểm khi làm bài, bởi trong các đề thi có một vài câu hỏi về định nghĩa đấy. Bước #4: Ghi chú, Tạo bản đồ tư duy, Đọc lại thường xuyên và Tự kiểm tra Không phải bạn nào cũng giỏi tiếng Anh, nên việc ngồi đọc như tụng kinh 1 cuốn sách toàn tiếng anh và tràn ngập những thuật ngữ khó hiểu thì thực sự quá tốn thời gian và mệt mỏi. Vậy  làm sao để có thể nhớ hết đống kiến thức trong cuốn sách dày đó? Thử thực hiện các bước như dưới đây nhé. Tuyệt đối KHÔNG DỊCH TIẾNG VIỆT Đọc kĩ từng câu, hiểu ý nghĩa của câu đó và gạch chân ý chính trong câu đó Sử dụng ứng dụng Xmind để làm sơ đồ cây ghi nhớ. Đọc đi đọc lại sơ đồ hàng ngày Bước #5: Làm “SẠCH SẼ” bài tập cuối chương của sách giáo trình chính Nhiều người thường bỏ qua bài tập cuối chương, vì nghĩ đề thi thì làm gì cho ở bài tập cuối chương và thường lên mạng tìm kiếm các bài thi online, mong rằng sẽ trúng. SAI LẦM NHÉ! Đi thi sẽ có rất nhiều dạng giống bài tập ở cuối chương đó. Chưa kể một số bài kiểm tra online trên mạng với câu trả lời tự giải không chính xác sẽ gây cho bạn sự nhầm lẫn và mất thời gian. Bước #6: Đừng dành hết thời gian vào việc làm bài tập Đừng quá tập trung ôn tập vào các câu hỏi dạng bài tập mà bỏ qua các câu hỏi lý thuyết, vì trong đề thi chỉ có khoảng 2-3 câu là bài tập, còn lại tất cả đều là câu hỏi lý thuyết. Bước cuối: Chú ý khi đọc đề thi, đi thi Đừng dành hết thời gian vào việc làm bài tập mà hãy làm những câu dễ và chắc chắn nhất Tất cả những kiến thức cơ bản nằm trong phần thi ISTQB Foundation sẽ được giảng viên của VietIS Edu đan xen chia sẻ trong quá trình dạy khóa kiểm nghiệm phần mềm cơ bản. Bạn sẽ vừa nắm được kiến thức chắn chắn, kinh nghiệm hướng dẫn hỗ trợ đăng ký và thi đạt chứng chỉ này và đặc biệt khả năng thực chiến để làm việc được trong dự án phát triển phần mềm. Hãy liên lạc với chúng tôi để hiểu và nắm được chi tiết nhé.
CCBA là chứng chỉ gì? Các BAer nên bắt đầu như thế nào để chinh phục chứng chỉ này

CCBA là chứng chỉ gì?

CCBA là viết tắt của Certification of Competency in Business Analysis, là một chứng chỉ phân tích kinh doanh IIBA quốc tế dành cho các chuyên gia phân tích kinh doanh cấp độ trung cấp. Chứng chỉ này được cấp bởi International Institute of Business Analysis (IIBA), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thúc đẩy lĩnh vực phân tích kinh doanh trên toàn cầu. CCBA công nhận các chuyên gia phân tích có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực này. Để đạt được chứng chỉ CCBA, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
  • Có ít nhất 3.750 giờ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích kinh doanh.
  • Hoàn thành 21 PD (Professional Development Units) trong các lĩnh vực liên quan đến phân tích kinh doanh.
  • Đỗ kỳ thi CCBA.
Lợi ích của việc sở hữu chứng chỉ CCBA:
  • Nâng cao năng lực và chuyên môn: CCBA giúp BA khẳng định năng lực và chuyên môn của mình trong lĩnh vực Phân tích Kinh doanh.
  • Tăng cường cơ hội nghề nghiệp: Chứng chỉ CCBA được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao, giúp BA có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Mức lương cao hơn: Theo khảo sát của IIBA, BA sở hữu chứng chỉ CCBA có mức lương cao hơn 20% so với BA không có chứng chỉ.
  • Mở rộng mạng lưới quan hệ: Tham gia chương trình CCBA giúp BA kết nối với cộng đồng BA chuyên nghiệp trên toàn thế giới.
Đối tượng phù hợp để lấy chứng chỉ CCBA và những điều lưu ý:
  • BA có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Phân tích Kinh doanh.
  • BA đã có kiến thức và kỹ năng về các nguyên tắc, quy trình và phương pháp Phân tích Kinh doanh.
  • BA mong muốn nâng cao năng lực và chuyên môn để phát triển trong sự nghiệp.
  • Đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm và kiến thức để được cấp phép thi.
  • Học tập và ôn thi: BA có thể tham gia các khóa học ôn thi CCBA do IIBA hoặc các tổ chức đào tạo uy tín cung cấp.
  • Thi cử: Kỳ thi CCBA được tổ chức định kỳ, bao gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm và 2 bài viết thực hành.CCBA là một chứng chỉ giá trị cho các BA mong muốn phát triển trong sự nghiệp. Chứng chỉ này giúp BA khẳng định năng lực và chuyên môn, tăng cường cơ hội nghề nghiệp và nâng cao mức lương. Nếu bạn đang theo đuổi con đường Phân tích Kinh doanh, hãy cân nhắc lấy chứng chỉ CCBA để nâng tầm bản thân.Hãy bắt đầu hành trình nghề BA từ khóa cơ bản nhất tại VietIS Education là bàn đạp để bạn chinh phục chứng chỉ CCBA
img_contact_home

Liên hệ với chúng tôi