
Để chính thức trở thành nhân viên của doanh nghiệp Nhật Bản, bạn cần phải vượt qua bài kiểm tra năng lực SPI. Đây là một dạng bài thi mà cả người nước ngoài và người Nhật đều phải thực hiện và vượt qua thì mới đáp ứng được điều kiện tuyển dụng của một số công ty Nhật. Với bài viết này, VietIS Education sẽ giới thiệu sơ lược đến bạn về bài kiểm tra năng lực tại Nhật Bản cũng như đi sâu hơn và tìm hiểu về bài kiểm tra SPI (Synthetic Personality Inventory: Kiểm tra tính tổng hợp). Từ đó đưa ra một số mẹo và phương pháp giúp bạn vượt qua bài kiểm tra năng lực này.
Kỳ thi năng lực Nhật Bản là gì?
Kỳ thi năng lực Nhật Bản được ra đời với mục đích đảm bảo được các ứng viên ứng tuyển vào công ty đáp ứng được đầy đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản khi làm việc, đồng thời xem rằng liệu tính cách và phẩm chất của ứng viên đó có phù hợp làm việc tại công ty hay không. Bài kiểm tra này thường được áp dụng cho sinh viên mới ra trường hoặc cá nhân làm việc ở lĩnh vực mới.
Một số bài kiểm tra còn mang được tính chuyên môn cao, chẳng hạn như: Computer Aptitude Battery (CAB) sẽ đánh giá được kiến thức ở mảng công nghệ kỹ thuật.
Còn đối với bài kiểm tra Graduate Aptitude Battery (GAB) được phát triển bởi SHL của Anh Quốc – một công ty khoa học nghiên cứu từng sáng lập ra bài thi CAB. Đây là bài kiểm tra tổng quát, bao gồm cả toán học, ngôn ngữ và tính cách.
Cả CAB và GAB đều được áp dụng thay phiên ở một số công ty tại Nhật tuy nhiên vẫn không phổ biến bằng bài kiểm tra SPI.
Bài kiểm tra SPI là gì?
SPI là một bài thi trắc nghiệm của một công ty tuyển dụng nhân sự phát triển mang tên Recruit Career Co. Bài kiểm tra này được áp dụng rộng rãi khoảng 12.000 công ty tại Nhật trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Cứ mỗi năm có khoảng 2.000.000 ứng cử viên người Nhật và nước ngoài thực hiện bài kiểm tra này nếu tham gia ứng tuyển.
SPI được chia làm hai phần: phần kiểm tra kiến thức chung và kiểm tra tính cách. Phần kiểm tra kiến thức chung bao gồm phần kiểm tra ngôn ngữ (tiếng Nhật) và phần Phi ngôn ngữ (toán học và logic). Bài kiểm tra SPI còn có thể ở phiên bản khác là hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.
Bài kiểm tra SPI của Nhật có thể được thực hiện tại nhiều nơi, chẳng hạn như: tại trung tâm kiểm tra, tại công ty bạn đang ứng tuyển hoặc tại nhà. Hiện nay đa số sẽ được thực hiện trực tiếp trên máy tính tuy nhiên một số công ty vẫn giữ truyền thống bản giấy.
Với một bài kiểm tra SPI thông thường bạn sẽ có khoảng 35 phút để hoàn thành phần Ngôn ngữ và Phi ngôn ngữ và 30 phút cho phần Tính cách.
Cách tính điểm bài kiểm tra SPI
Mỗi công ty sẽ có mức điểm chuẩn khác nhau, không phải cứ điểm càng cao thì càng tốt mà bạn phải làm được bao quát để thể hiện được bạn có một nền kiến thức đủ rộng để có thể làm bất cứ vị trí nào trong công ty hay không.
Nhiều công ty sẽ dựa theo kết quả điểm để xếp vị trí cho phù hợp với ứng viên.
Cách vượt qua bài kiểm tra SPI: Mẹo và thủ thuật
Để có được kết quả tốt nhất chắc chắn là bạn phải luyện tập thật nhiều, bạn có thể tham khảo các bài kiểm tra SPI để rèn luyện thêm. Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số nguồn sách ôn luyện SPI được bày bán rất nhiều tại các nhà sách hay trên các trang mua bán online.
Một số mẹo và phương pháp để vượt qua bài kiểm tra năng lực
1. Ngôn ngữ
Từ đồng nghĩa, trái nghĩa và là phần cần chú trọng nhất. Bên cạnh đó, nội dung đọc hiểu có thể liên quan đến công ty bạn ứng tuyển. Vì vậy lĩnh vực công ty bạn là gì thì hãy tham khảo nhiều về lĩnh vực đó qua sách báo.
2. Phi ngôn ngữ
Ôn lại các tỷ lệ phần trăm, số lẻ, phép nhân, logic và các kiến thức tương tự. Cách tốt nhất là học bằng sách giáo khoa tiếng Nhật, việc này sẽ giúp bạn quen hơn với từ vựng cũng như công thức được sử dụng trong bài toán và chương trình tiếng Nhật.
3. Tính cách
Không cần thiết phải suy nghĩ quá nhiều mất thời gian, chỉ cần đưa ra câu trả lời xúc tích nhất quán phù hợp với cái mà công ty bạn đang ứng tuyển và không được quá cực đoan nhé.
Bên cạnh đó, một mẹo chung mà các bạn nên tham khảo khi tham gia bài kiểm tra SPI là: hãy luyện đọc thật nhiều. Hãy đọc càng sớm càng tốt, tránh trường hợp nước rút nhé.
Một số app/web làm bài kiểm tra SPI hoàn toàn miễn phí, bạn hãy thực hành thường xuyên nhé.
- SPI言語・非言語 就活問題集 -適性検査SPI3対応- https://apps.apple.com/app/id1594343044
- 時事問題&一般常識 2022 就活の筆記試験・面接対策アプリ https://apps.apple.com/app/id1639833941
Kết luận
Để có được kết quả tốt nhất bạn hãy cố gắng ôn tập nhiều hơn vào các mảng kiến thức tiếng Nhật cũng như cập nhật thêm một số thông tin về công ty mà bạn ứng tuyển nhé. Để có trang bị đầy đủ kiến thức thì bạn nên bắt đầu ôn tập càng sớm càng tốt. Kết hợp cùng những mẹo và phương pháp chúng tôi chia sẻ chắc chắn điểm số và kết quả sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Ngành CNTT thường được coi là lĩnh vực dành cho nam giới, nhưng ngày càng nhiều phụ nữ tham gia và thành công trong công việc đặc thù này. Vậy với tester thì sao, con gái có nên học tester không. Trong bài viết này, VietIS Education sẽ phân tích những lợi thế, thách thức cùng cơ hội phát triển cho nữ giới trong ngành này, cùng theo dõi nhé!

1. Tester là gì? Nghề này đòi hỏi những kỹ năng nào?
Tester (kiểm thử viên phần mềm) là người đánh giá và kiểm tra chất lượng phần mềm để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng như yêu cầu, không có lỗi và đạt tiêu chuẩn trước khi được phát hành tới người dùng cuối. Nghề Tester bao gồm nhiều hình thức kiểm thử như Manual Testing (kiểm thử thủ công) và Automation Testing (kiểm thử tự động).
Dưới đây là những kỹ năng cần thiết đối với một Tester:
- Tư duy logic và phân tích chi tiết: Khả năng nhận diện và dự báo các lỗi tiềm ẩn trong hệ thống.
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Truyền đạt rõ ràng các vấn đề phát hiện được tới đội ngũ phát triển.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Hợp tác với các bộ phận khác như developer, QA, và product manager.
- Kiến thức về công cụ và ngôn ngữ lập trình: Hiểu biết cơ bản về các công cụ như JIRA, Selenium hoặc SQL.
2. Con gái có nên học tester không?
Ngành CNTT trước đây thường được coi là đất diễn cho nam giới, nhưng điều đó đang thay đổi nhanh chóng. Nghề Tester không yêu cầu quá cao về thể lực hay tính chính xác tuyệt đối như lập trình, mà thay vào đó là khả năng quan sát, tư duy logic và sự cẩn thận. Những tố chất này thường phù hợp với nhiều bạn nữ, đặc biệt là những người yêu thích sự tỉ mỉ, cẩn thận và có khả năng giao tiếp tốt.
2.1. Lợi thế khi con gái học tester
Dưới đây là một số lợi thế khi con gái học tester:
- Tư duy chi tiết và cẩn thận: Phụ nữ thường có khả năng quan sát tinh tế và nhận diện các lỗi nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng phần mềm. Sự tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc giúp nữ Tester phát hiện ra những lỗi tinh vi mà người khác có thể bỏ qua.
- Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt: Nghề Tester không chỉ dừng lại ở việc tìm lỗi mà còn cần trao đổi với đội ngũ phát triển để khắc phục vấn đề. Phụ nữ thường có khả năng giao tiếp linh hoạt, dễ hiểu và giúp việc phối hợp giữa các bộ phận trở nên hiệu quả hơn.
- Cân bằng công việc và cuộc sống: Nghề Tester thường có giờ làm việc linh hoạt và ít phải làm quá giờ. Điều này giúp các bạn nữ dễ dàng đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, đặc biệt phù hợp với những ai muốn dành thời gian cho gia đình.
- Cơ hội nghề nghiệp rộng mở: Nhu cầu tuyển dụng Tester đang tăng nhanh chóng trong ngành CNTT. Bạn có thể dễ dàng tìm được công việc với mức lương cạnh tranh và cơ hội thăng tiến rõ ràng, đặc biệt khi bạn cầm kỳ các chứng chỉ chuyên môn như ISTQB.
2.2. Thách thức khi con gái theo đuổi nghề tester
Bên cạnh những lợi thế nổi bật, phụ nữ khi theo đuổi nghề Tester cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định. Tuy nhiên, những khó khăn này hoàn toàn có thể vượt qua nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần học hỏi không ngừng:
- Áp lực công việc và deadline: Tester phải làm việc dưới áp lực thời gian, đặc biệt khi sắp ra mắt sản phẩm mới hoặc khi dự án gặp sự cố cần kiểm thử gấp. Thời gian kiểm thử thường bị giới hạn do phụ thuộc vào tiến độ của đội phát triển, đòi hỏi Tester phải nhanh chóng xác định lỗi và báo cáo kịp thời
- Kiến thức kỹ thuật: Một số bạn nữ có thể gặp khó khăn khi phải tiếp cận các kiến thức lập trình hoặc công nghệ mới, nhưng điều này hoàn toàn có thể vượt qua bằng cách học tập và thực hành.
- Định kiến giới tính trong ngành CNTT: Một số định kiến về phụ nữ trong ngành công nghệ vẫn tồn tại (mặc dù không quá nhiều). Sự chuyên nghiệp và năng lực thực sự sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua những rào cản này.
3. Lời khuyên dành cho con gái muốn theo đuổi nghề tester
Nếu bạn là nữ giới và đang có ý định theo đuổi nghề tester, đừng ngần ngại thử thách bản thân trên con đường này bởi những cơ hội tốt mà công việc này mở ra trước mắt. Dưới đây là một số lời khuyên chân thành giúp bạn tự tin hơn và quyết tâm chinh phục vị trí tester:
#1. Xác định mục tiêu rõ ràng: Hãy bắt đầu bằng việc xác định bạn muốn theo đuổi kiểm thử thủ công (Manual Test) hay kiểm thử tự động (Automation Test). Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ Manual bởi đây là kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất đối với một tester.
#2. Tận dụng các nguồn học tập chất lượng: Có rất nhiều nguồn tài liệu và khóa học trực tuyến giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các lớp học tại các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp để có lộ trình học rõ ràng và được hướng dẫn trực tiếp.
Tìm hiểu ngay: https://www.vietis.edu.vn/cac-khoa-hoc/manual-testing-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau-3/
VietIS Education hiện đang đào tạo trực tiếp Manual Testing dành cho người mới bắt đầu. Với sự trợ giúp từ giảng viên hơn 18 năm kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể làm chủ kiến thức, thực hành thành thạo và bắt đầu công việc thực tập/chính thức tại các doanh nghiệp phần mềm. Trên thực tế, 90% học viên tại VietIS Education đã bắt đầu kỳ thực tập thực chiến của mình tại các doanh nghiệp IT nổi tiếng.
#3. Phát triển kỹ năng mềm: Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng giúp bạn thành công trong nghề Tester. Hãy rèn luyện khả năng giao tiếp hiệu quả, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm.
#4. Thực hành qua dự án thực tế: Kiến thức chỉ thực sự vững chắc khi bạn áp dụng vào thực tiễn. Tham gia các dự án thực tập tại công ty phần mềm, hoặc nhận các công việc freelance nhỏ để tích lũy kinh nghiệm. Bạn cũng có thể tham gia các cộng đồng Tester trên Facebook, LinkedIn để học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Kết luận
Vậy là câu hỏi con gái có nên học tester không đã được VietIS Education giải đáp chi tiết. Con gái hoàn toàn có thể học và thành công trong nghề Tester nhờ vào những lợi thế về tư duy chi tiết, kỹ năng giao tiếp và khả năng quản lý công việc. Dù đối mặt với những thách thức nhất định, nhưng với sự nỗ lực và định hướng rõ ràng, nghề kiểm thử phần mềm là một lựa chọn lý tưởng cho các bạn nữ yêu thích công nghệ và mong muốn phát triển sự nghiệp bền vững.

Cùng VietIS Education tìm hiểu về chứng chỉ tester, một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển sự nghiệp trong ngành kiểm thử phần mềm.
1. Chứng chỉ tester là gì? Tại sao cần có chứng chỉ tester?

Chứng chỉ giúp xác nhận trình độ và khả năng kiểm thử phần mềm của cá nhân
Chứng chỉ tester là một chứng nhận chính thức được cấp bởi các tổ chức chuyên ngành, xác nhận trình độ và khả năng kiểm thử phần mềm của cá nhân. Những chứng chỉ này thường được cấp bởi các tổ chức uy tín toàn cầu như ISTQB (International Software Testing Qualifications Board), CAST (Certified Associate in Software Testing), hay các chứng chỉ chuyên ngành khác. Mỗi chứng chỉ sẽ yêu cầu bạn phải hoàn thành các bài kiểm tra chuyên sâu và đạt đủ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm.
Việc sở hữu chứng chỉ tester không chỉ mang lại cho bạn một tấm vé thăng tiến trong nghề mà còn chứng tỏ bạn đã có nền tảng vững vàng trong việc kiểm thử các phần mềm, đảm bảo chất lượng của sản phẩm công nghệ. Những lợi ích và chứng chỉ Tester đem lại có thể kể đến như
- Chứng minh kiến thức và kỹ năng
Chứng chỉ tester là minh chứng rõ ràng về sự hiểu biết của bạn trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Những bài thi và khóa học mà bạn phải hoàn thành trước khi nhận chứng chỉ sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các phương pháp kiểm thử, kỹ thuật phân tích và thiết kế thử nghiệm. Việc sở hữu chứng chỉ chứng minh bạn có đủ năng lực để đảm nhiệm các công việc kiểm thử, dù ở cấp độ cơ bản hay chuyên sâu. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, nhất là trong ngành công nghệ thông tin nơi sự chính xác và chi tiết là yếu tố sống còn.
- Tạo sự tin cậy:
Khi bạn xin việc trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có chứng chỉ uy tín để đảm bảo rằng bạn sẽ làm việc hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Chứng chỉ không chỉ giúp CV của bạn nổi bật mà còn tạo dựng niềm tin cho nhà tuyển dụng về khả năng kiểm thử của bạn. Chúng sẽ giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển và tạo ấn tượng mạnh mẽ với người sử dụng lao động.
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng:
Chứng chỉ không chỉ đơn giản là một giấy chứng nhận, mà nó còn là một quá trình học hỏi và cập nhật kiến thức. Trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ, bạn sẽ được đào tạo về các phương pháp kiểm thử hiện đại, các kỹ thuật kiểm thử tự động, kiểm thử bảo mật và nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác. Việc này giúp bạn luôn cập nhật và nâng cao kỹ năng để phù hợp với yêu cầu công việc ngày càng cao trong ngành công nghệ thông tin.
- Mở ra cơ hội nghề nghiệp:
Sở hữu chứng chỉ tester giúp bạn dễ dàng tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp mới. Chứng chỉ này có thể giúp bạn thăng tiến nhanh chóng, từ vị trí tester cơ bản lên các vị trí cao hơn như test manager, QA engineer, hay những vai trò lãnh đạo trong nhóm kiểm thử. Bên cạnh đó, chứng chỉ tester còn là một yếu tố giúp bạn đàm phán mức lương cao hơn, vì nó chứng tỏ bạn có khả năng chuyên môn vững vàng.
2. Lựa chọn chứng chỉ phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp
Sau khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của chứng chỉ tester, bước tiếp theo là lựa chọn chứng chỉ phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Tùy vào mức độ kỹ năng, kinh nghiệm và định hướng nghề nghiệp, bạn có thể chọn chứng chỉ từ các cấp độ khác nhau để phát triển bản thân.
Cấp độ | Mô tả | Đối tượng |
Entry-level | Dành cho người mới bắt đầu, cung cấp kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm. | Người mới vào nghề hoặc chưa có kinh nghiệm trong kiểm thử. |
Intermediate Level | Phát triển kỹ năng kiểm thử nâng cao, hiểu biết sâu hơn về các phương pháp và kỹ thuật kiểm thử. | Tester đã có kiến thức cơ bản và muốn nâng cao kỹ năng. |
Expert Level | Dành cho những người có kinh nghiệm, giúp phát triển sự nghiệp kiểm thử lên một cấp độ cao hơn. | Tester có nhiều năm kinh nghiệm và muốn đạt được sự nghiệp cao hơn. |
3. Top 5 chứng chỉ tester nên có
Với những lợi ích rõ ràng mà chứng chỉ tester mang lại, việc lựa chọn chứng chỉ nào để theo đuổi là một câu hỏi quan trọng đối với bất kỳ ai muốn phát triển trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Dưới đây là 5 chứng chỉ tester phổ biến và có giá trị nhất hiện nay, từ cấp độ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn dễ dàng định hướng con đường phát triển sự nghiệp của mình.
Chứng chỉ | Mô tả | Cấp độ Tester | Chi phí |
ISTQB Certified Tester Foundation Level (CTFL) | Chứng chỉ được cấp bởi ISTQB, cung cấp kiến thức cơ bản về kiểm thử phần mềm, có thể áp dụng vào các tình huống thực tế. | Mọi cấp độ và nghề nghiệp như tester, test analysts, test engineer, test manager, project manager, quality manager. | Khoảng $179.35 |
CAST (Certified Associate in Software Testing) | Chứng chỉ được cấp bởi ASTQB, giúp kiểm tra khả năng thể hiện nguyên lý kiểm thử phần mềm và thực hiện bài thi kiểm thử chất lượng cơ bản. | Tester ở mức độ cơ bản, đặc biệt trong việc xây dựng và đánh giá hệ sinh thái kiểm thử phần mềm. | €750.00 |
ISTQB Certified Tester Advanced Level – Test Analyst (CTAL-TA) | Dành cho các tester muốn nâng cao chuyên môn về phân tích kiểm thử và thiết kế testcase. | Trình độ trung cấp, dành cho QA Engineer hoặc Senior Tester với ít nhất 3 năm kinh nghiệm. | Khoảng $212 – $265 |
ISTQB Certified Tester Advanced Level – Test Manager (CTAL-TM) | Dành cho các chuyên gia kiểm thử có kinh nghiệm, phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý kiểm thử, lập kế hoạch chiến lược và quản lý rủi ro. | Phù hợp cho Test Manager, QA Manager, Senior Test Analyst, Test Lead với ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong kiểm thử. | Khoảng $212 – $265 |
Certified Quality Engineer (CQE) | Chứng chỉ do ASQ cấp, cung cấp các nguyên tắc cơ bản về kiểm soát chất lượng và đánh giá sản phẩm, bao gồm áp dụng các phương pháp và công cụ thống kê. | Quality Engineer có ít nhất 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm thử và chất lượng. | $533 USD |
Kết Luận
Chứng chỉ tester đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy sự nghiệp trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Sở hữu chứng chỉ không chỉ giúp nâng cao kỹ năng mà còn tạo dựng niềm tin từ nhà tuyển dụng, mở rộng cơ hội thăng tiến.
Tuy nhiên, để đạt được chứng chỉ, bạn cần có nền tảng vững chắc, và các khóa học chuyên nghiệp là bước đầu tiên để bạn xây dựng và nâng cao những kỹ năng cần thiết. Hiện tại, VietIS Education cung cấp các khóa học dành cho những ai muốn trở thành tester chuyên nghiệp, với lộ trình từ cơ bản đến nâng cao. Chúng tôi cũng triển khai các khóa học dành cho người mới bắt đầu, giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc. Tham khảo thêm thông tin khóa học tại đây: https://www.vietis.edu.vn/loai-khoa-hoc/cong-nghe-thong-tin/

Tester đang là xu hướng nghề nghiệp hấp dẫn trong ngành công nghệ thông tin. Cùng VietIS Education khám phá lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu.
1. Giới thiệu về nghề tester cho người mới bắt đầu

Tester theo dõi, báo cáo lỗi phát sinh và phối hợp chặt chẽ với đội ngũ phát triển để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu.
1.1. Công việc của một tester
Công việc của một tester bao gồm phân tích yêu cầu dự án, thiết kế và thực hiện các trường hợp kiểm thử (test case) nhằm phát hiện lỗi và đảm bảo chất lượng phần mềm. Họ theo dõi, báo cáo lỗi phát sinh và phối hợp chặt chẽ với đội ngũ phát triển để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu.
Bên cạnh đó, tester cần thường xuyên cập nhật kiến thức về các công cụ, kỹ thuật và phương pháp kiểm thử mới để nâng cao hiệu quả công việc và thích ứng với sự phát triển của ngành.
1.2. Lợi ích của việc trở thành tester
Trở thành tester mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập hấp dẫn. So với lập trình viên, tester thường yêu cầu ít kiến thức kỹ thuật hơn, khiến đây trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn chuyển hướng sang ngành công nghệ.
Hơn nữa, tester đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhờ họ, người dùng có trải nghiệm tốt hơn, trong khi doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và nâng cao uy tín thương hiệu.
2. Tại sao nên học tester?
- Nhu cầu thị trường
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu về các tester có chuyên môn cao là vô cùng lớn. Các công ty lớn như LG Việt Nam, CMC-Global hay Kaopiz đều đang tìm kiếm những cá nhân có khả năng kiểm thử để đảm bảo chất lượng sản phẩm của họ. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm cho tester tương đối rộng mở.
- Mức thu nhập hấp dẫn
Một trong những lý do nhiều người chọn nghề tester chính là mức thu nhập hấp dẫn mà nó mang lại. Theo thống kê gần đây, tester có thể nhận được mức lương khởi điểm không hề thấp và có khả năng tăng lên theo thời gian với kinh nghiệm và kỹ năng.
- Đa dạng trong nghề nghiệp
Ngành tester không chỉ dừng lại ở việc kiểm thử thủ công. Bạn có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau như kiểm thử tự động hóa, kiểm thử hiệu suất hay an ninh mạng. Điều này giúp bạn luôn cảm thấy mới mẻ và thú vị trong công việc.
3. Địa chỉ học Tester cho người mới bắt đầu uy tín, đảm bảo đầu ra việc làm
VietIS Education là học viện đào tạo CNTT uy tín với các khóa học từ cơ bản đến nâng cao dành cho những ai đam mê công nghệ và muốn phát triển trong ngành công nghệ thông tin. Khóa học “Manual Testing cho người bắt đầu từ số 0” tại đây được đánh giá cao về chương trình đào tạo chất lượng và đầu ra.
Chương trình học tại VietIS Education được thiết kế phù hợp với mọi đối tượng, từ sinh viên năm cuối, học viên vừa ra trường cho đến những người muốn chuyển ngành. Học viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về Manual Testing, và có thể thực hành trên các dự án phần mềm thực tế từ các doanh nghiệp.
Điểm đặc biệt của khóa học này là học viên sẽ có cơ hội thực hành trực tiếp tại các công ty đối tác như CMC, VietIS Software… Chương trình giảng dạy bởi các giảng viên có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, và học viên sẽ được thực hành chiếm hơn 70% thời gian khóa học. Học viên cũng được học miễn phí trọn đời nếu không đáp ứng đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để xin việc.
Khóa học kéo dài 15 buổi, với các giờ học lý thuyết kết hợp thực hành, giúp học viên nắm vững kỹ năng Manual Testing để có thể tự tin xin việc tại các doanh nghiệp lớn ngay sau khi hoàn thành khóa học. Ngoài ra, VietIS Education cam kết hỗ trợ học viên việc làm tại các công ty đối tác nếu đạt yêu cầu.
Đặc biệt, VietIS Education còn cam kết 100% học viên sẽ được trải nghiệm thực tế On Job Training trong 2-3 tháng và đảm bảo đầu ra việc làm sau khi hoàn thành khóa học và thực tập.
4. Lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu trong 15 buổi
Buổi | Nội dung | |
1 | Khai giảng | Các thủ tục nhập học, khai giảng |
Giới thiệu về công ty,giảng viên,học viên: tổ chức, văn hóa, nội quy, quy định,.. | ||
Cài đặt môi trường Test (word/excel/jira/cam tool) | ||
Tổng quan về Kiểm thử Phần mềm | Đôi nét về nghề Kiểm thử | |
Kiểm thử phần mềm là gì? | ||
Lợi ích của kiểm thử phần mềm | ||
Vòng đời kiểm thử phần mềm( Testing Life Cycle). | ||
2 | Vai trò của Tester trong dự án &Tổng quan về phần mềm | Kiểm thử trong vòng đời phát triển phần mềm |
Các công việc cần thiết của kiểm thử | ||
Sự cần thiết của kiểm thử trong dự án | ||
Tổng quan về phần mềm | ||
Các cấu phần của phần mềm | ||
Các chức năng cơ bản của phần mềm | ||
3 | Test case | Giới thiệu về Test case |
Cấu tạo các thành phần trong Test case | ||
Các chức năng Test case | ||
4 | Thực hành Test case | |
5 | Phân tích tài liệu yêu cầu &Hướng dẫn Q&A | Các loại tài liệu yêu cầu (requirement) |
Cách phân tích yêu cầu (requirement) của dự án | ||
Hướng dẫn mindset đặt câu hỏi Q&A trên 1 dự án thật | ||
Thực hành phân tích yêu cầu, đặt Q&A | ||
Thực hành đặt Q&A | ||
6 | Database MySQL | Kiến thức cơ bản về SQL |
Mối quan hệ giữa SQL và Testing | ||
Thực hành Test SQL trên 1 dự án thật | ||
7 | Bug, Tool để log Bug & Testing trên website domain | Phân biệt Bug/Defect/ Fault |
Cấu trúc report Bug | ||
Tool quản lý Bug | ||
Thực hành log Bug | ||
Tìm hiểu về kiểm thử trên Web | ||
Các Tips thực hiện Testing trên website | ||
Các điểm nhấn, điểm cần lưu ý khi thực hiện Testing trên website | ||
8 | Thực hành Test trên website | Viết Testcase |
Thực hiện Test trên 1 hệ thống thật | ||
Thực hiện Log Bug | ||
Review kết quả | ||
9 | Testing trên Mobile domain | Tìm hiểu về kiểm thử trên Mobile |
Các Tips thực hiện Testing trên Mobile | ||
Các điểm nhấn, điểm cần lưu ý khi thực hiện Testing trên Mobile | ||
Thực hành | ||
10 | Thực hành Test trên Mobile | Viết Testcase |
Thực hiện Test trên 1 hệ thống thật | ||
Thực hiện Log Bug | ||
Review kết quả | ||
11 | Types and level of Testing | Levels Testing: Unit Testing, Integration Testing, System Testing |
Các loại Testing: Function, Non-Function, Smoke Testing... | ||
Black Box Testing | ||
White Box Testing | ||
12 | Tổng kết khóa học hệ thống | Bài thu hoạch tổng hợp |
Test cuối khóa | ||
Định hướng nghề nghiệp | ||
Mockup phỏng vấn thử | ||
13 | Chinh phục nhà Tuyển dụng | Mock Project 1 (giả lập, 5 người/1 project) |
Kết Luận
Trên đây, VietIS Education đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về ngành Tester, khóa học và lộ trình học Tester cho người mới bắt đầu từ con số 0. Hy vọng từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành Tester và có thể đưa ra những quyết định phù hợp trong hành trình phát triển nghề nghiệp của mình. Nếu bạn cần tư vấn về lộ trình học Tester, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0963505030 hoặc qua Fanpage của VietIS Education. https://www.vietis.edu.vn/loai-khoa-hoc/cong-nghe-thong-tin/

Bạn muốn biết mức lương hiện tại của Tester? Cùng VietIS Education tìm hiểu về mức lương và những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của Tester năm 2025 qua bài viết sau!
1. Mức Lương Cho Tester

Mức lương của Tester có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
Mức lương của Tester phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí công việc và khu vực làm việc. Dưới đây là mức lương của Tester trong năm 2025 tại Việt Nam:
1.1. Mức lương theo kinh nghiệm
- Intern/Fresher (Dưới 1 năm kinh nghiệm): Từ 6 - 10 triệu VNĐ/tháng.
- Junior Tester (1-3 năm kinh nghiệm): Từ 10 - 20 triệu VNĐ/tháng.
- Senior Tester (Trên 3 năm kinh nghiệm): Từ 20 - 40 triệu VNĐ/tháng.
1.2. Mức lương theo vị trí công việc
- Manual Tester: Từ 8 - 25 triệu VNĐ/tháng.
- Automation Tester: Từ 15 - 40 triệu VNĐ/tháng.
- Test Manager/QA Manager: Trên 40 triệu VNĐ/tháng.
1.3. Mức lương theo khu vực
- Hà Nội, TP. HCM: Lương cao hơn trung bình từ 20-30% so với các khu vực khác.
- Đà Nẵng: Dao động từ 10 - 25 triệu VNĐ/tháng.
- Tỉnh lẻ: Dao động từ 8 - 15 triệu VNĐ/tháng.
2. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Lương Tester
Mức lương của Tester không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm, vị trí công việc hay khu vực mà còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như kỹ năng, chứng chỉ, công ty làm việc, và khu vực địa lý.
- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn được đánh giá thông qua bằng cấp và các chứng chỉ chuyên ngành như ISTQB, CSTE, CMST, CTFLCP-SAT... Những chứng chỉ này không chỉ thể hiện kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kiểm thử phần mềm mà còn giúp các Tester khẳng định được năng lực chuyên môn, tạo sự tín nhiệm cao hơn với nhà tuyển dụng. Tester sở hữu các chứng chỉ quốc tế hoặc bằng cấp liên quan thường được ưu tiên và hưởng mức lương cao hơn.
- Mức độ phức tạp của dự án: Các dự án phần mềm có tính phức tạp cao, yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm kiểm thử thường mang lại mức lương hấp dẫn hơn. Tester tham gia các dự án phức tạp phải đối mặt với những yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt, kỹ thuật cao và đôi khi là các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Do đó, mức thu nhập của họ thường phản ánh đúng trách nhiệm và kỹ năng mà họ cung cấp cho dự án.
- Kỹ năng và năng lực làm việc: Không chỉ kinh nghiệm, khả năng hoàn thành công việc một cách hiệu quả và chất lượng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập. Tester có kỹ năng lập trình cơ bản hoặc chuyên về kiểm thử tự động (Automation Testing) thường được trả lương cao hơn do khả năng ứng dụng tốt trong các dự án lớn. Ngoài ra, khả năng xử lý tình huống, viết Test Case, Test Plan một cách logic và hiệu quả cũng là yếu tố nâng cao giá trị của một Tester trong mắt nhà tuyển dụng.
- Quy mô công ty: Lương Tester tại các công ty lớn thường cao hơn do có nhiều dự án công nghệ quy mô lớn và chi phí sinh hoạt cao. Ngược lại, tại các công ty nhỏ hơn, mức lương có thể thấp hơn do chi phí vận hành doanh nghiệp và số lượng dự án giới hạn.
Tóm lại, mức lương của Tester không chỉ phản ánh kinh nghiệm mà còn phụ thuộc vào năng lực, kỹ năng chuyên môn, và môi trường làm việc. Những người không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng sẽ luôn có cơ hội đạt được thu nhập cao hơn và vững bước trong sự nghiệp.
3. Dự báo cơ hội việc làm cho ngành Tester năm 2025
- Thị trường kinh tế: Với nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ ngày càng tăng, các doanh nghiệp không ngừng đầu tư vào nhân lực chất lượng nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Điều này mở ra cơ hội việc làm lớn cho ngành Tester, khi họ đóng vai trò đảm bảo các phần mềm và dịch vụ vận hành ổn định, đáp ứng kỳ vọng trước khi ra mắt thị trường.
- Xu hướng công nghệ: Trong kỷ nguyên 4.0, các doanh nghiệp B2C phải thích nghi với những thay đổi về thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng, đồng thời ứng dụng các công nghệ hiện đại. Những vị trí như Tester, chuyên về kiểm thử phần mềm, thương mại điện tử, phân tích dữ liệu và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, ngày càng được coi trọng và nhận mức lương hấp dẫn hơn.
- Sự cạnh tranh: Thị trường lao động trong ngành Tester ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi người lao động không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng. Nhà tuyển dụng ưu tiên những ứng viên có kiến thức chuyên ngành vững chắc, kinh nghiệm thực tế và kỹ năng mềm như giao tiếp, khả năng thích ứng. Chính sự cạnh tranh này không chỉ là thách thức mà còn là động lực để các Tester phát triển bản thân và đạt được mức thu nhập tốt hơn.
Kết Luận
Nghề Tester hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với mức lương hấp dẫn. Dự báo trong năm 2025, ngành Tester sẽ tiếp tục mở rộng nhờ nhu cầu về phần mềm và công nghệ ngày càng tăng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho ngành Tester. Đây là thời điểm lý tưởng để đầu tư vào kỹ năng và đạt được mức thu nhập cao trong nghề Tester. Hiện nay, VietIS Education đang triển khai các khóa học để trở thành Tester chuyên nghiệp, với lộ trình học từ cơ bản đến chuyên sâu. Tham khảo thêm thông tin khóa học ngay tại đây: https://www.vietis.edu.vn/loai-khoa-hoc/cong-nghe-thong-tin/